Cách bổ sung vi chất dinh dưỡng hợp lý

Vi chất dinh dưỡng được biết đến là một trong những nhóm chất chính mà cơ thể chúng ta cần. Chúng bao gồm các vitamin và khoáng chất. Vậy đâu là cách bổ sung vi chất dinh dưỡng hợp lý và đúng nhất?

1. Vi chất dinh dưỡng là gì?

Vi chất dinh dưỡng thường được gọi là vitamin và khoáng chất, rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh, ngăn ngừa bệnh tật. Ngoại trừ vitamin D, các vi chất dinh dưỡng không được sản xuất trong cơ thể mà phải được bổ sung từ chế độ ăn uống.

Mặc dù mỗi người chỉ cần một lượng nhỏ vi chất dinh dưỡng, nhưng việc tiêu thụ đủ lượng khuyến nghị là rất quan trọng. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ít nhất một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Con người phải thu nhận vi chất dinh dưỡng từ thực phẩm vì cơ thể không thể sản xuất vitamin và khoáng chất. Tùy thuộc vào chức năng của chúng, một số vi chất dinh dưỡng cũng có vai trò trong việc ngăn ngừa và chống lại bệnh tật.

2. Các dạng và chức năng của vi chất dinh dưỡng

Bất kể loại nào, vitamin và khoáng chất đều được hấp thụ theo những cách tương tự nhau trong cơ thể và trong nhiều quá trình.

Hầu hết các vitamin tan đều trong nước nên được gọi là vitamin tan trong nước. Chúng không dễ dàng được lưu trữ trong cơ thể và bị thải ra ngoài theo nước tiểu khi tiêu thụ quá mức. Mặc dù mỗi loại vitamin tan trong nước có một vai trò riêng, nhưng các chức năng của chúng đều liên quan đến nhau.

2.1. Các vitamin tan trong nước với một số chức năng

  • Vitamin B1: Giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng.
  • Vitamin B2: Giúp cho năng lượng được sản xuất, có chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo được tốt hơn.
  • Vitamin B3: Có tác dụng thúc đẩy nhanh để sản xuất năng lượng từ thực phẩm bổ sung.
  • Vitamin B5: Đây là vitamin tổng hợp lên axit béo.
  • Vitamin B6: Có chức năng giúp cơ thể bạn được giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ để tạo ra được năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu trong máu.
  • Vitamin B7: Đóng một vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose.
  • Vitamin B9: Quan trọng cho sự phân chia tế bào thích hợp.
  • Vitamin B12: Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, hệ thần kinh và chức năng não thích hợp.
  • Vitamin C: đây là vitamin có tác dụng tạo ra chất dẫn truyền thần kinh, protein và collagen chính trong da của bạn.

2.2. Vitamin tan trong chất béo

  • Vitamin A: Cần thiết cho thị lực và chức năng của các cơ quan.
  • Vitamin D: Đây là vitamin có tác dụng miễn dịch và hấp thụ được canxi giúp kích thích phát triển được hệ xương.
  • Vitamin E: giúp chống oxy hóa để bảo vệ các tế bào không bị tổn thương và tạo ra miễn dịch.
  • Vitamin K: giúp quá trình đông máu được hình thành tốt.

2.3. Các khoáng chất vi lượng

  • Sắt: Giúp cung cấp oxy cho cơ bắp và hỗ trợ việc tạo ra một số hormone.
  • Mangan: Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, axit amin và cholesterol.
  • Đồng: giúp hệ não bộ phát triển và hệ thần kinh hình thành tốt.
  • Kẽm: Mang lại chức năng chữa lành vết thương tốt và hình thành chức năng miễn dịch hiệu quả.
  • Iốt: Hỗ trợ điều hòa tuyến giáp.
  • Florua: Chất cần thiết và duy trì cho xương và răng của cơ thể.

3. Dấu hiệu của trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Dấu hiệu dưới đây cho biết trẻ đang thiếu vi chất dinh dưỡng:

  • Cân nặng của trẻ tăng chậm, chiều cao kém phát triển
  • Trẻ hay bị ốm: viêm mũi họng kéo dài, ỉa chảy tái diễn
  • Tóc trẻ bị rụng, về đêm hay quấy khóc, hay ra trộm mồ hôi
  • Da nhợt nhạt xanh xao, móng tay khô dễ gãy, tóc khô dễ rụng
  • Xương khớp đau nhức, xương có thể bị biến dạng.

4. Cách bổ sung các vi chất dinh dưỡng hợp lý

4.1. Lượng bổ sung đầy đủ của các vitamin tan trong nước

  • Vitamin B1: Ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá bổ sung từ 1,1–1,2 mg.
  • Vitamin B2: Thịt nội tạng, trứng, sữa bổ sung từ 1,1–1,3 mg.
  • Vitamin B3: Thịt, cá hồi, rau lá xanh, đậu bổ sung từ 14–16 mg.
  • Vitamin B5: Thịt nội tạng, nấm, cá ngừ, bơ bổ sung từ 5 mg.
  • Vitamin B6: Cá, sữa, cà rốt, khoai tây bổ sung từ 1,3 mg.
  • Vitamin B7: Trứng, hạnh nhân, rau bina, khoai lang bổ sung từ 30 mcg.
  • Vitamin B9: Thịt bò, gan, đậu mắt đen, rau bina, măng tây bổ sung từ 400 mg.
  • Vitamin B12: Ngao, cá, thịt bổ sung từ 2,4 mcg.
  • Vitamin C: Trái cây có múi, ớt chuông, cải Brussels bổ sung từ 75–90 mg.

4.2. Các nguồn thực phẩm và khuyến nghị sử dụng vitamin tan trong chất béo

  • Vitamin A: Retinol (gan, sữa, cá), carotenoid (khoai lang, cà rốt, rau bina) bổ sung từ 700 – 900 mcg.
  • Vitamin D: Ánh nắng mặt trời, dầu cá, sữa bổ sung từ 600–800 IU.
  • Vitamin E: Hạt hướng dương, mầm lúa mì, hạnh nhân bổ sung từ 15 mg.
  • Vitamin K: Rau lá xanh, đậu nành, bí đỏ bổ sung từ 90–120 mcg.

4.3. Các nguồn thực phẩm và lượng khoáng chất vi lượng được khuyến nghị bổ sung

  • Sắt: có trong thực phẩm Hàu, đậu trắng, rau bina bổ sung từ 8–18 mg
  • Mangan: có trong thực phẩm Dứa, hồ đào, đậu phộng bổ sung từ 1,8–2,3 mg
  • Đồng: có trong thực phẩm gan, cua, hạt điều bổ sung từ 900 mcg
  • Kẽm: có trong thực phẩm hàu, cua, đậu gà bổ sung từ 8-11 mg
  • Iốt: có trong thực phẩm rong biển, cá tuyết, sữa chua bổ sung từ 150 mcg
  • Florua: có trong thực phẩm nước trái cây, nước, cua bổ sung từ 3–4 mg

5. Lợi ích sức khỏe của vi chất dinh dưỡng

Khi bạn hoạt động thì tất cả các vi chất dinh dưỡng đều cực kỳ quan trọng. Dung nạp để tiêu thụ đủ lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể là công cụ hay như là một chiếc chìa khóa cho chính sức khỏe và chống chọi lại bệnh tật.

Trong vitamin và khoáng chất của cơ thể chúng hoạt động như một chất chống oxy hóa. Chất này có tác dụng bảo vệ cơ thể của chính bạn và chống lại các tế bào liên quan đến các bệnh như ung thư, bệnh tim, bệnh Alzheimer.

Ví dụ, nghiên cứu đã liên kết một chế độ ăn uống đầy đủ vitamin A và C với việc giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Một đánh giá của bảy nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn uống đầy đủ vitamin E, C và A có liên quan đến việc giảm 24%, 17% và 12% nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, tương ứng.

6. Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

6.1. Uống bổ sung vi chất dinh dưỡng

Để phòng các dấu hiệu trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng, hàng năm trẻ em đều uống bổ sung vitamin A được Bộ Y tế triển khai trên cả nước. Chương trình này được bổ sung cho trẻ em độ tuổi từ 6 đến 26 tháng được uống 1 năm 2 lần. Các cha mẹ tích cực cho con của mình tham gia vào hoạt động chương trình vi chất dinh dưỡng nhằm bổ sung cho trẻ được đầy đủ và mang lại hiệu quả cao.

6.2. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Sử dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng trên cơ sở ngắn hạn để củng cố phương pháp tiếp cận chế độ ăn ở những người thiếu hụt nghiêm trọng. Việc bổ sung nên hướng tới phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

6.3. Đa dạng hóa bữa ăn

Cha mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày cho con cái để phòng chống thiếu vi chất cho trẻ mầm non. Việc bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm từ nhiều nguồn gốc khác nhau giúp mang lại nhiều vi chất dinh dưỡng có giá trị cao. Tuy nhiên, đây cũng là giải pháp cho chi phí giá thành lớn, nguyên nhân là do các thực phẩm có giá trị sinh học cao thường đắt (ví dụ hải sản giàu iốt, kẽm, thịt đỏ giàu sắt) và người dân ở nông thôn, miền núi hoặc các vùng khó khăn ít có cơ hội tiếp cận thường xuyên.

Thực tế việc trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà tinh thần của trẻ nhỏ cũng ảnh hưởng đáng kể. Đó chính là lý do vì sao trẻ cần được đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống trong ngày.

Bài viết liên quan:

XU HƯỚNG TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH

XU HƯỚNG TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH Xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh đang trỗi dậy và thu hút toàn bộ ngành sản xuất thay đổi. Hàng loạt các sản phẩm thay thế đồ dùng một lần thân thiện môi trường ra đời và được đón nhận. Các chiến lược sản xuất kinh doanh cũng cần theo hướng này để giảm gánh nặng cho môi trường, đồng thời được ủng hộ và mang tính khả thi cao hơn trong sản xuất và tiêu dùng.  Người tiêu dùng thông minh và hướng tới lối sống xanh Trong bối cảnh thu nhập người dân...

xây dựng chương trình bảo vệ môi trường

xây dựng bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều nên việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường cũng như sự chuyển biến trong nhận thức của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa của Bắc Kạn còn gặp nhiều hạn chế, tác động không nhỏ đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Để công tác bảo vệ môi trường...

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường

Tuyên Quang xác định công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, mỗi người dân và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Nhờ đó, nhiều giải pháp về bảo vệ môi trường được tỉnh đề ra và đã triển khai sâu rộng. Như đa dạng các hình thức tuyên truyền về tác hại và nguy cơ của rác thải nhựa, sản phẩm nhựa dùng một lần đối với môi trường và sức...

Sản xuất

Các chất độc hại nhất thải vào khí quyển từ các nhà máy công nghiệp thực phẩm gồm có bụi hữu cơ, carbon dioxide (CO2), benzen và một số hydrocacbon khác. Hầu hết các nhà máy công nghiệp thực phẩm đều xả khí thải và bụi vào khí quyển, gây ô nhiễm không khí trong khí quyển và gia tăng hiệu ứng nhà kính. Quy trình sản xuất của chúng tôi không sử dụng carbon dioxide (CO2). Nhằm bảo vệ môi trường và bầu khí quyển, chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp xử lý nước và khí...

THÀNH QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

THÀNH QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CỦA TÔI Mua sản phẩm của công ty là bạn đóng góp phần chăm sóc hệ sinh thái của hành tinh và bảo vệ môi trường. Số liệu được tính và tổng hợp dựa trên phân tích giao dịch mua hàng cá nhân của bạn, bắt đầu từ kỳ "Tháng 1 năm 2024". Tổng kết 2023

Những lưu ý để bạn uống trà đúng cách

Bên trong trà xanh chứa rất nhiều polyphenol, flavonoid, vitamin và khoáng chất có khả năng chống oxy hóa cao, loại trừ các chất độc hại cho cơ thể, giúp giải nhiệt, thanh mát, kháng viêm, chống nhiễm trùng… Việc uống trà không chỉ là thói quen mà còn là cách để chăm sóc cơ thể mỗi ngày. Thế nhưng, không phải bất cứ lúc nào bạn cũng có thể uống trà hoặc ai cũng sử dụng được loại đồ uống này. Cùng chúng tôi tìm hiểu những lưu ý không thể bỏ qua dưới đây nhé! 1/ Không uống trà...

Giải mã tiêu dùng "xanh": Xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường

Ngày càng có nhiều người tâm đến xu hướng sử dụng sản phẩm xanh nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, cũng như bảo vệ sức khỏe khỏi những tác nhân gây hại. Hãy cùng chúng tôi giải mã từ A đến Z xu hướng tiêu dùng “xanh” ngay trong bài viết dưới đây nhé! Thế nào được gọi là sản phẩm xanh?  Nhằm mục đích giảm thiểu tác động từ trong sinh hoạt hằng ngày và tối đa hiệu quả sử dụng tài nguyên, sản phẩm xanh được ra đời, thay thế cho những sản phẩm tiêu dùng thông thường....

Fiber là gì? Cách để bổ sung Fiber vào chế độ ăn

Từ Fiber xuất hiện thường xuyên ở các trang dinh dưỡng và thể hình. Cùng tìm hiểu Fiber là gì và cách để bổ sung Fiber vào chế độ ăn qua bài viết sau đây. Có lẽ các bạn từng nghe đến về từ Fiber trong các trang chuyên mục dinh dưỡng hay trên mạng, báo đại. Cùng tìm hiểu về loại chất Fiber này cũng như cách bổ sung nó vào chế độ ăn hàng ngày qua bài viết sau đây. 1Fiber là gì ? Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ, Fiber hay còn gọi đầy...

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Lên đầu trang
Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng